Tuyển sinh Đại học

5 dạng câu hỏi bạn cần chú ý trong mọi đề luyện thi đại học môn Lịch sử

Lịch sử luôn là một trong những môn thi “khó nhằn” đối với các thí sinh bởi độ dài và khó nhớ. 5 dạng câu hỏi bạn cần chú ý trong mọi đề luyện thi đại học môn Lịch sử dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng xác định trọng tâm kiến thức và có lộ trình ôn tập hiệu quả. 

5 dạng câu hỏi quan trọng trong đề lịch sử

1. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng

Dạng câu hỏi này thường yêu cầu mức độ nhận biết. Đề sẽ đưa ra 4 phương án (A, B, C, D) để gây nhiễu, các em chỉ cần khoanh tròn câu trả lời đúng là có điểm.

Đề thi sẽ không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10

Ví dụ: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây:

A. Đông Đức

B. Đông Âu

C. Bắc Triều Tiên

D. Tây Đức

>>> Đáp án đúng là đáp án C 

2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Dạng câu hỏi này nhằm phân hóa thí sinh bằng cách đưa ra 4 phương án (A, B, C, D) gây nhiễu. Trong đó nhiều phương án đúng, hoặc gần đúng nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất, hoặc cơ bản nhất…

Nhiệm vụ của thí sinh phải lựa chọn được phương án đúng nhất. Thực tiễn khi ôn tập đề luyện thi đại học môn Lịch sử cho thấy, do chưa vững kiến thức trong quá trình ôn luyện nên nhiều em bị nhầm lẫn, mất điểm điểm ở dạng câu hỏi này.

Ví dụ: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là ở:

A. Mục đích ra đi tìm đường cứu nước

B. Hành trình đi tìm chân lý cứu nước

C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước

D. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân

>>> Đáp án đúng nhất là C 

3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu

Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Đoạn tư liệu là căn cứ định hướng cho các em tư duy, suy luận để đưa ra quyết định lựa chọn.

Dự kiến đề thi lịch sử 2020 sẽ có xu hướng giảm số lượng câu hỏi ở mức độ vận dụng cao

Ví dụ: Cho đoạn trích: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức… nên giặc phải bó tay chịu hàng”. Câu nói trên của Trần Quốc Tuấn căn dặn nhà vua về:

A. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ dòng tộc đến nhân dân.

B. Phát huy truyền thống yêu lao động sản xuất để đánh giặc giữ nước.

C. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống yêu lao động sản xuất.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân Mông – Nguyên có thể áp dụng về sau.

>>> Đáp án đúng là đáp án A 

4. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án đã cho

Câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau, yêu cầu thí sinh không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi ôn tập đề luyện thi đại học môn Lịch sử này là “không đúng”, “ngoại trừ”, “không phải”, “không chính xác”…

Phạm vi kiến thức đề thi Lịch sử THPT Quốc gia từ năm 2017 cho đến nay

Ví dụ: Nhận xét nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000?

A. Tất cả các phát minh kỹ thuật đều khởi nguồn từ nước Mỹ

B. Khoa học trực tiếp tham gia vào sản xuất

C. Tất cả các phát minh kỹ thuật luôn đi trước mở đường cho khoa học

D. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kỹ thuật

>>> Đáp án đúng là đáp án D

5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn  nhận định đúng về một sự kiện, hiện tượng lịch sử

Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, hoặc ý kiến nhận xét về sự kiện, hiện tượng lịch sử … Và yêu cầu thí sinh phải lựa chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai.

Ví dụ: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam những năm 1928 - 1929?

A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất

B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn

C. Chứng tỏ tổ chức công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc

>>> Đáp án đúng là đáp án D

Thông tin tuyển sinh 2020 của Đại học Lạc Hồng

Năm 2020, Đại học Lạc Hồng dự kiến tuyển sinh theo 5 phương thức:

(1). Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020.

(2). Xét tuyển đại học theo kết quả học bạ lớp 12, bao gồm 2 hình thức: 

- Tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển) cả năm lớp 12 trong học bạ ≥ 18 điểm.  

- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm. 

(3). Xét tuyển theo điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12)

(4). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Lạc Hồng hoặc ĐHQG TP. HCM.

(5). Xét tuyển thẳng vào Đại học:

- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học, cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên. 

- Thí sinh có học lực loại khá 3 năm lớp 10, 11, 12. 

- Thí sinh học tại các trường chuyên. 

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

- Thí sinh thuộc 200 trường Top đầu cả nước.

- Thí sinh thuộc các trường THPT có ký kết nghĩa - hợp tác giáo dục với LHU.

Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, các em vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.

Trên đây là những dạng bài thường xuất hiện trong đề thi THPTQG môn Lịch Sử. Để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới, các em cần chăm chỉ ôn tập đề luyện thi đại học môn Lịch sử tốt nhất cho nắm được cấu trúc, luyện tập phản xạ và tránh những bỡ ngỡ. Chúc các em ôn tập thật tốt!

Phạm Trung Hiếu

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        17,549,067       9/868