Dưới mái trường

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19 (P.1)

Năm học 2020 – 2021, tập thể sư phạm Đại học Lạc Hồng nói riêng tiếp tục đối diện với muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19. Thế nhưng phong trào nghiên cứu khoa học tại Đại học Lạc Hồng vẫn luôn bùng cháy. Sự linh động, nhạy bén trong việc nắm bắt và cho ra đời những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng không chỉ trong cuộc sống mà còn trong đại dịch, cho thấy Đại học Lạc Hồng luôn là cánh chim đầu đàn trong nghiên cứu khoa học tại Đồng Nai.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

LHU, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ,

ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn

Nỗ lực dẫn đầu phong trào toàn dân tiến vào mặt trận KHCN Tỉnh nhà

Theo thống kê từ Ban chủ nhiệm chương trình “Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập” tỉnh Đồng Nai, năm 2020, toàn Tỉnh có 542 giải pháp tham gia. Hội đồng giám khảo đã chọn ra được 68 giải pháp. Riêng với lĩnh vực Giáo dục, có 8/16 giải pháp đạt giải đã thuộc về các tác giả là giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Lạc Hồng. Năm 2021, Trường Đại học Lạc Hồng tiếp tục giữ vị trí “ngôi vương” trong phong trào nghiên cứu KHCN, dẫn đầu phong trào toàn dân tiến vào mặt trận KHCN của tỉnh nhà khi chiếm 12/27 giải pháp đạt giải cao tại Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

Sinh viên LHU vượt mặt nhiều "đối thủ lớn" để khẳng định năng lực nghiên cứu sáng tạo

Khách quan mà nói, dịch bệnh cũng khiến cho hoạt động NCKH gặp không ít khó khăn, nhiều cuộc thi về KHCN không thể tổ chức được, quá trình giãn cách xã hội buộc sinh viên không thể học tập một cách tập trung,… Nhưng dịch bệnh cũng là “phép thử” để LHU sàng lọc hệ thống, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện nhanh chuyển đổi số trong các hoạt động đào tạo của Nhà trường, góp phần thực hiện đề án chuyển đổi số quốc gia.

Vượt dịch để nghiên cứu sáng tạo, phục vụ cộng đồng

Qua đó thầy và trò Đại học Lạc Hồng đã vượt dịch và mang về nhiều giải thưởng cùng các hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng đầy ấn tượng, nổi bật như:

Giải pháp: Robot lau khô và lau ướt tấm pin năng lượng mặt trời cho hệ áp mái nhà xưởng do ThS Lê Hoàng Anh, KS. Trần Trọng Đức, TS. Hoàng Ngọc Tân cùng các cộng sự là sinh viên đang học tập tại khoa Cơ điện Điện tử. Đề tài không chỉ đạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh 2021. Sau đó nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Công nghệ Viễn thông Chí Thanh. Theo đó, robot “made in Vietnam” khi  kết hợp với 2 công nhân có thể vệ sinh sạch sẽ 6 ngàn m2 tấm pin năng lượng mặt trời chỉ trong 1 ngày, trong khi hiện nay cần đến 6 công nhân làm trong 5 ngày.

pin

Robot lau khô và lau ướt tấm pin năng lượng mặt trời cho hệ áp mái nhà xưởng của LHU,

sản phẩm thay thế 6 nhân công trong 5 ngày làm việc

Sinh viên Trường đã vượt qua 35 dự án của 180 sinh viên đến từ 6 trường đại học, Dự án Xe Lăn Điện của sinh viên Đại học Lạc Hồng suất sắc “ẵm” Giải Nhất tại cuộc thi Dự án Kỹ thuật Phục vụ cộng đồng (EPICS). Cuộc thi do Dự án USAID BUILD-IT và Chương trình STEM của Công ty Dow Việt Nam tổ chức. Sản phẩm có tên AutoMov do nhóm sinh viên Khoa Cơ điện Điện tử thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Cơ điện điện tử. Khi thấy nhiều người khuyết tật mong muốn sử dụng xe lăn điện nhưng điều kiện kinh tế không cho phép vì giá cao, nhóm tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng bị lãng phí. Xe có 2 phương pháp điều khiển là điều khiển bằng tay cầm và Điều khiển bằng cử chỉ nghiêng của đầu.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

Sinh viên LHU tận dụng sản phẩm dư thừa, phục vụ người khuyết tật

mong muốn dùng xe lăn điện nhưng kinh tế khó khăn

Giải Nhất cuộc thi CIC với đề tài "Module hỗ trợ chuyển đổi xe lăn tay thành xe lăn điện". Cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên được tổ chức do Đại học Quốc Gia - Hồ Chí Minh tổ chức thu hút 320 dự án với 1.000 thí sinh tham dự trực tiếp từ 174 trường đại học, cao đẳng, trung học trên toàn quốc.

Đề tài "Thiết kế hệ thống hộp số mới trên xe điện" đạt giải Nhất URI là một chương trình thuộc Dự án BUILD-IT nhằm hướng dẫn nghiên cứu, nơi sinh viên và giảng viên hướng dẫn làm việc cùng nhau để áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các thách thức của xã hội.

Dự án ENRE - Bộ lọc không khí – vinh dự đạt Giải tác động Xã hội tại “Hội trại sáng kiến Thanh niên hành động vì không khí sạch”; dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và lọt TOP 10 dự án được cấp kinh phí triển khai.

Giải pháp “Nghiên cứu nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên môi trường hữu cơ bổ sung tổ yến” của giảng viên Đoàn Thị Tuyết Lê – Khoa Khoa học và công nghệ thực phẩm đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật Tỉnh Đồng Nai. Đề tài được đề cao tính sáng tạo bởi giải pháp này đã thay thế các khoáng chất vô cơ thường được sử dụng để nuôi trồng Cordyceps militaris bằng các chất hữu cơ hoàn toàn tự nhiên.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

Nhiều sản thẩm của thầy và trò LHU được đưa vào thương mại hóa

Ngoài ra còn có nhiều giải pháp có giá trị như: Xây dựng quy trình áp dụng phương pháp PROJECT-BASED LEARNING vào quá trình giảng dạy các môn kỹ thuật; Thiết bị hỗ trợ xe lăn AutoMov; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thực nghiệm mô hình turbine gió trục đứng cỡ nhỏ từ vật liệu tái chế; Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống cấp phôi tự động; Đề xuất phương pháp giảng dạy thực hành điều khiển các thiết bị điện trong giai đoạn dịch Covid…

Giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày một tăng, để giảm thiểu tiếp xúc, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm diện rộng, nhóm nghiên cứu của Khoa Cơ điện Điện tử chế tạo Robot vận chuyển hàng hóa, nhiệm vụ phun khử khuẩn và vận chuyển hàng hóa vào các khu cách ly, phong tỏa. Đây là kết quả sau 07 ngày nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp các thiết bị để hình thành robot của thầy trò khoa Cơ điện - Điện tử,. Robot được điều khiển từ xa với khả năng vận chuyển 100kg hàng hoá, tốc độ di chuyển là 30m/p, thời gian hoạt động lên đến 4 tiếng đồng hồ và mất 4 tiếng để sạc đầy pin, có phạm vi di chuyển là 200m. Ngoài chức năng vận chuyển hàng hoá, Robot vận chuyển được trang bị camera nhận đường và hệ thống loa thông báo có kết nối micro trực tiếp qua wifi hoặc 3G, người điều khiển có thể nhắc nhở cũng như thông báo để các bệnh nhân biết lúc nào thì xe phát nhu yếu phẩm tới và nhận đúng phần của mình, bên cạnh đó Robot còn có khả năng phun khử khuẩn cho các khu vực có ca lây nhiễm, khu cách ly, phong toả với dung tích chứa khoảng 20 lit dung dịch khử khuẩn. Được biết, các thiết bị chế tạo Robot vận chuyển theo chuẩn công nghiệp có độ bền cao, khả năng chống nước rất tốt. Giai đoạn tâm dịch, bản vẽ thiết kế của Robot được nhà trường công khai trên trên mạng xã hội và sẵn sàng chia sẻ thông tin với những đơn vị quan tâm muốn sử dụng đều có thể tải về để chế tạo thêm, mong muốn phục vụ cộng đồng được tốt hơn và mong VN sớm đẩy lùi dịch bệnh.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

Robot vận chuyển nhu yếu phẩm và phun khử khuẩn

điểm sáng công nghệ của LHU trong tâm dịch 

Tiên phong trong chủ trương phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễncuối 10/2021, Trường Đại học Lạc Hồng đã đặt bút ký kết chuyển giao công thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn cùng với Công ty Dược phẩm Âu Việt (Aviphar), sau quá trình nghiên cứu thành công công thức pha chế sản xuất Dung dịch sát khuẩn và xịt họng Nano Bạc. Nghiên cứu này đã được TS. Cao Văn Dư – Phó trưởng Khoa Dược cùng các cộng sự nghiên cứu, đây sẽ là sản phẩm tiên tiến để bảo vệ người dân trong giai đoạn bình thường mới và bình thường.

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19

(Tiếp theo Phần 2)

 

Diễm Nhi

LHU, điểm sáng công nghệ trong đại dịch Covid - 19


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        31,576,405       6/897