Tin tức

Tiềm năng Ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch

Ngành bán dẫn và vi mạch là gì?

Ngành bán dẫn và vi mạch là ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, thiết bị di động, ô tô và thiết bị y tế … bằng cách sử dụng chất bán dẫn. Chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Các vi mạch và chip được sản xuất từ chất bán dẫn này. Ngành công nghệ bán dẫn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu.

Vi mạch điện tử làm từ chất bán dẫn (Nguồn: Internet)

Ngành công nghệ bán dẫn bao gồm các lĩnh vực chính sau:

  • Thiết kế vi mạch: Lập kế hoạch và tạo ra các vi mạch với kích thước và chức năng cụ thể.
  • Sản xuất bán dẫn: Chế tạo các vi mạch trên tấm bán dẫn bằng các quy trình tiên tiến như in thạch bản và khắc ion.
  • Đóng gói bán dẫn: Bảo vệ các vi mạch khỏi tác động môi trường và hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác.
  • Kiểm thử: Đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm bán dẫn trước khi xuất xưởng.

Ngoài công đoạn sản xuất bán dẫn đòi hỏi công nghệ cao và vốn dầu tư lớn. Các lĩnh vực còn lại như thiết kế vi mạch, đóng gói bán dẫn và kiểm thử đang được đầu tư lớn vào Việt Nam và đang có nhu cầu lớn về nhân lực.

Triển vọng của ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch

Công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp chiến lược quan trọng trên toàn cầu và Việt Nam đang tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn vào đầu tư do có lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách hợp lý.

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Đài Loan ... Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2023 của tổng thống Mỹ Joe Biden, hợp tác về phát triển công nghiệp bán dẫn là một trong các vấn đề được quan tâm nhất. Các doanh nghiệp lớn trong ngành vi mạch của Mỹ như: như Intel, Amkor, Synopsys, Cadence và Nvidia đã có cam kết hợp tác trong thời gian tới. Các chuyến thăm tiếp theo của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) và các công ty bán dẫn lớn khác từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản càng khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, chiều 10/9/2023.

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ: đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo thêm 50.000 kỹ sư bán dẫn và vi mạch. Khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bán dẫn của các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam chỉ khoảng 1.400 người mỗi năm, chỉ bằng 1% tổng chỉ tiêu sinh viên đầu vào ngành kỹ thuật hàng năm. Như vậy, có thể thấy, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu phát triển.

Chuỗi cung ứng chất bán dẫn được chia thành ba lĩnh vực, bao gồm: thiết kế, chế tạo, đóng gói và thử nghiệm (ATP). ATP đã trở thành một trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm nhất trong ngành công nghiệp này, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho các chuỗi cung ứng quan trọng từ Trung Quốc - nơi chiếm gần 40% hoạt động ATP. Intel có cơ sở ATP toàn cầu lớn nằm ở khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Amkor vừa mới vận hành nhà máy ATP lớn nhất thế giới ở Bắc Ninh. Gần đây, Samsung đã công bố kế hoạch xây dựng cơ sở trị giá 2,6 tỷ USD trong lĩnh vực này ở Việt Nam và một số công ty khác cũng đã thực hiện đầu tư vào ATP trong vài năm qua.

Học ngành công nghệ bán dẫn và vi mạch ra trường làm gì?

Ngành học này giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng thiết kế, sản xuất và kiểm tra các vi mạch bán dẫn. Kỹ sư ngành Công nghệ bán dẫn sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như:

  • - Kỹ sư thiết kế điện tử, kỹ sư sản xuất, kỹ sư kiểm tra và chất lượng, kỹ sư phân tích và mô phỏng ...
  • - Kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng gói và quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn.
  • - Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng: thực hiện các quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong ngành công nghiệp bán dẫn như kiểm tra mẫu, chuẩn hoá quy trình kiểm tra, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
  • - Kỹ thuật viên bảo trì: phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị và hệ thống điện tử trong ngành công nghiệp bán dẫn
  • - Nghiên cứu viên tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vi mạch của trường Đại học Lạc Hồng

Với phương châm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đúng nhu cầu của các doanh nghiệp. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Vi mạch của Khoa cơ điện - Điện tử trường Đại học Lạc Hồng, được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp bán dẫn đang hoạt động ở Việt Nam.

Cụ thể, ngoài các kiến thức cơ bản về điện tử và ứng dụng đang được đào tạo hiện nay. Trường Lạc Hồng đã hợp tác với các đối tác như Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế (Sun Edu) tại khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty chuyên về phần mềm thiết kế vi mạch của Mỹ là Synopsys thành lập Trung tâm vi mạch bán dẫn tại trường, chuyên đào tạo thiết kế vi mạch cho sinh viên trên các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp và hiện đại.

Sinh viên Lạc Hồng tham quan thực tập tại Công ty On Semiconductor Việt Nam

Ngoài ra, trường còn phối hợp với các công ty liên quan trong ngành bán dẫn hiện nay ở Biên Hoà là Công ty On Semiconductor Việt Nam tạo môi trường thực tập thực tế trong lĩnh vực đóng gói và kiểm thử bán dẫn, giúp sinh viên khi ra trường có thể tham gia ngay vào lĩnh vực đang được đầu tư và có nhu cầu cao hiện nay và trong tương lai tại Việt Nam.

Link tham khảo: Ngành Vi mạch bán dẫn: “mỏ vàng” chờ Gen Z, Dưới mái trường, Đại Học Lạc Hồng (lhu.edu.vn)

Khoa Cơ điện - Điện tử

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        8,719,237       3/818