7. PHÂN LOẠI BÉO PHÌ
Mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp.
Hình 4. Đặc điểm béo phì dạng nam và dạng nữ
8. BIẾN CHỨNG CỦA BÉO PHÌ
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tương quan rất có ý nghĩa giữa béo phì dạng nam và các biến chứng chuyển hoá như đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh sinh xơ vữa động mạch, gút...
Hình 5. Các biến chứng của béo phì
Hình 6. Vai trò của béo phì trong hội chứng chuyển hóa
Biến chứng về chuyển hoá
Vai trò của béo phì trong hội chứng chuyển hoá được mô tả trong hình 6.
Biến chứng tim mạch: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch.
Biến chứng ở phổi
Biến chứng về xương khớp
Tại các khớp chịu lực cao (khớp gối, khớp háng, cột sống) dễ bị đau, thoái khớp.
Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống hay gặp. Các biến chứng này tăng lên ở phụ nữ mãn kinh.
Biến chứng về nội tiết
Các biến chứng khác
9. ĐIỀU TRỊ
9.1 Nguyên tắc chung
- Can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững, an toàn bao gồm các biện pháp can thiệp dinh dưỡng, tập luyện thể lực, thay đổi hành vi, hỗ trợ tâm lý.
- Điều trị bằng thuốc khi can thiệp lối sống trong 3 tháng không giúp giảm được 5% cân nặng, người bệnh có BMI ≥ 25 kg/m2
- Quản lý các bệnh đồng mắc, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Hình 7. Hướng dẫn theo dõi và điều trị bệnh béo phì
9.2 Tiết thực giảm trọng lượng
Tiết thực giảm calo, giảm mỡ... Khi không có thức ăn đưa vào, năng lượng được rút ra từ mô mỡ dự trữ là 1500-3000 kcal. Mỡ cơ thể chứa 7500 kcal/kg. Với cân bằng calo âm tính 1500 kcalo/ngày, thì sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể 1 kg mỗi 5 ngày. Làm giảm trọng lượng khoảng từ 0,5-1 kg/tuần là thích hợp cho một tiết thực giảm trọng lượng.
Chế độ ăn cho người béo phì:
Hạn chế chất béo và ngọt như mỡ, bơ, thịt ba chỉ, nước luộc thịt, các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, nước ngọt, bánh ngọt... hạn chế món quay, xào, nên làm các món luộc, hấp, rau trộn salat...
Chế độ ăn cần đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất, tuy nhiên với khẩu phần ăn thấp năng lượng dễ thiếu vi khoáng, nên uống sữa ít béo, thấp năng lượng nhưng giàu dưỡng chất cần thiết, nếu cần có thể bổ sung viên multivitamin và khoáng chất.
Tǎng cường rau, trái cây không ngọt và thực phẩm giàu chất xơ. Nên đưa vào thực đơn các loại trà xanh, cam, gừng, tỏi, ớt ngọt ... giúp tăng cường đốt cháy chất béo trong cơ thể. Uống đủ nước 2 - 2,5 lít/ ngày.
Ăn chậm, nhai kỹ, ǎn uống điều độ, không ăn quá no trong một bữa, tránh bữa phụ buổi tối, không bỏ bữa ăn sáng.
Cách tính thực đơn dành cho người béo muốn giảm cân được tính theo cân nặng lý tưởng:
Cân nặng lý tưởng (CNLT) = (chiều cao)2 (m2) × 22
Chế độ ăn:
Lao động nhẹ = CNLT × (20 - 25 calo)
Lao động trung bình = CNLT × (25 - 30 calo)
Lao động nặng = CNLT × (30 - 35 calo)
Hình 8. Tháp dinh dưỡng hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng
9.3 Hoạt động thể lực và tập thể dục
Hình 9. Các hoạt động thể lực giúp giảm cân
Cường độ tập luyện
Nên thực hiện các bài tập cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, 3 đến 5 lần một tuần, bắt đầu bằng bài tập cường độ thấp, tăng dần cường độ và số lượng tập thể dục theo mức độ thể dục cá nhân.
Dùng công thức tính nhịp tim khi tập để xác định mức độ phù hợp của cường độ tập luyện:
Nhịp tim khi tập = (220 - tuổi) x (từ 50% đến 70%)
Ví dụ: một người 40 tuổi được xem là vận động phù hợp nếu khi tập luyện nhịp tim đạt mức: (220 - 40) x 0,5 = 90 lần/phút.
Hình 10. 3 giai đoạn giúp buổi tập an toàn và hiệu quả
Thời gian tập luyện
Mỗi ngày trung bình 30 - 40 phút. Hoặc vận động nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút. Nên vận động tối thiểu 5 ngày/tuần, tốt hơn nên tập đều đặn mỗi ngày.
9.4 Thuốc điều trị béo phì
Nguyên tắc chung
Khuyến cáo ngưng thuốc điều trị béo phì nếu không đạt được giảm ≥ 5% cân nặng sau ba tháng dùng liều điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể được sử dụng để duy trì sự giảm cân đạt được bằng một liệu pháp thay đổi hành vi sức khỏe trước đó hoặc một chế độ ăn năng lượng rất thấp.
Một số thuốc điều trị béo phì được lưu hành trên thế giới: Orlistat, Phentermin + Topiramat, Lorcaserin, Naltrexon + Bupropion, Liraglutid...Trong đó, 2 thuốc được Bộ Y Tế Việt Nam phê duyệt trong điều trị béo phì là orlistat và liraglutid.
Hầu hết các phương pháp điều trị giảm cân không kê đơn đều không được khuyến nghị vì các phương pháp này chưa được chứng minh là có hiệu quả. Ví dụ: brindleberry, L-Carnitin, chitosan, pectin, chiết xuất hạt nho, hạt dẻ ngựa, crom picolinat, fucus vesiculosus và ginkgo biloba. Một số chất (ví dụ, caffein, ephedrin, guarana, phenylpropanolamin) có nhiều tác dụng bất lợi hơn là lợi ích của chúng. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị này bị pha trộn hoặc chứa các chất có hại bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấm (ví dụ: cây ma hoàng, cam đắng, sibutramin).
Bảng 2. Một số thuốc điều trị béo phì được lưu hành trên thế giới
9.5 Phẫu thuật
Chỉ định của phẫu thuật giảm cân khi thất bại với các điều trị không phẫu thuật ở người bệnh có BMI ≥ 35 kg/m2 hay BMI≥ 30 kg/m2 kèm bệnh lý đồng mắc liên quan béo phì.
Các phương pháp phẫu thuật béo phì hiện nay:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Kim Ngọc Sơn
ThS. Nguyễn Hiếu Minh